Thứ Năm

BÀI TOÁN GÌ TRONG CUỘC ĐỜI




Bài toán gì trong cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời của chúng ta có tính toán được không?

Thưa Quý cô bác, anh chị và các bạn,
Khi đã nói đến toán là phải có phép tính và những con số. Cuộc đời của mỗi con người đều gắn liền với những con số. Kỳ diệu thay đó là mối liên quan mật thiết mà không ai có thể tránh được. Khi sinh ra thì các con số đã đánh dấu trên cuộc đời chúng ta bằng giờ sinh, ngày, tháng, năm sinh.
Khi lớn lên, mỗi năm tháng qua đi cũng lại có những liên quan đến dãy số từ 0 đến 9. Và đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng được đánh dấu bằng những con số.
Thưa Quý cô bác, anh chị và các bạn. Khi nói về bài toán cuộc đời chúng ta cũng sẽ nói về những phép tính. Nhưng bài toán cuộc đời không phải dùng để tính toán những thiệt hơn trong cuộc sống hay là bài toán dùng cho tuổi già ngồi nhẩm tính mình đã lãi, lỗ như thế nào trong những năm tháng của cuộc đời.


Phép tính cộng (+): Rất ít ai để ý rằng tại sao tất cả các bàn phím trên máy tính, chỉ duy nhất có phím dấu cộng (+) được làm lớn hơn các phím khác. Trong cuộc sống những gì mà Quý cô bác, anh chị và các bạn thích sử dụng phép cộng? Quý cô bác, anh chị và các bạn có biết tại sao phím dấu cộng lại được làm lớn không?
Tôi đã hỏi nhiều người như vậy và câu trả lời đa số là : “Người ta thích phép tính cộng hơn bởi vì nhận được thì bao giờ cũng thích hơn là phải mất đi”. Và tôi nghĩ đó là câu trả lời đúng. Bởi vì sao? Bởi vì ai cũng thích cộng thêm tiền bạc, cộng thêm sức khỏe, cộng thêm tài sản, cộng thêm bạn bè, cộng thêm hạnh phúc cho mình.
Nhưng phép tính trừ (-) thì sao?
Quý cô bác, anh chị và các bạn có thấy ai thích mình bị trừ đi thu nhập hay giảm bớt tài sản mình đang có không? Có ai thích mình bị trừ đi sức khỏe hay bị giảm bớt hạnh phúc trong gia đinh không?
Chắc chắn là không ai mong đợi điều này rồi.

Và đó cũng chính là lí do không ai thích bài toàn trừ.

Với phép tính nhân (x) thì ai cũng thích nhân hết, thậm chí nhân càng nhiều càng tốt.
Nhân đôi, nhân ba lợi nhuận và nhân đôi, nhân ba sức khỏe, tiền bạc ai cũng thích. Nhân lên nhiều lần tài sản, niềm vui, hạnh phúc và tình cảm của mình càng nhân nhiều lần càng tốt.

Và do đó bài toán nhân ai cũng muốn!



Riêng đối với bài toán chia (/) lại là 1 phép tính đặc biệt với nhiều điểm đáng chú ý.
Theo Quý cô bác, anh chị và các bạn thì sao? Có nhiều người họ sử dụng phép tính chia một cách rất là hữu ích, họ sẵn lòng chia sẻ một phần tài sản của họ cho những người cơ nhỡ, những người đang phải sống một cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn, thậm chí họ còn làm việc từ thiện. Họ biết cách sử dụng phép tính chia (/) sao cho hiệu qủa nhất.
Nhưng trong cuộc sống cũng có những người không bao giờ muốn chia cái gì cho ai cả. Họ không bao giờ muốn chia bất kỳ cái gì cho bất cứ người nào, dù đó chỉ là một phần nhỏ số tiền bạc mà họ may mắn có được. Trong công việc kinh doanh cũng vậy, nguoi ta không muốn chia lợi nhuận cho bất kỳ đối thủ nào. Và cũng không ai muốn chia sức khỏe, không muốn chia nhà cửa, đất đai, con cái và hạnh phúc … Và đặc biệt là "tình cảm" thì lại càng không muốn chia.
Vậy là trong 4 phép tính nêu trên cho chúng ta thấy rằng: phép cộng và phép nhân là 2 phép tính đều được yêu thích, còn phép trừ và phép chia thì đa số đều ghét.
Tuy nhiên trong cuộc sống có một bài toán trừ không ai mong muốn nhưng nó vẫn cứ đến. Đó là bài toán trừ của thời gian, chúng ta không mong muốn nó vẫn cứ đến và nó đến mỗi ngày, nó trừ dần đi cuộc sống của chúng ta, trừ từng ngày. Giả sử như tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chúng ta là bảy mươi (70) tuổi, thì tổng cộng mình có 25.550 ngày.
Như vậy mỗi một ngày trôi qua là bài toán trừ của thời gian sẽ trừ đi một ngày thọ của chúng ta trong cuộc sống.

Ví dụ : Nếu tôi đang 30 tuổi thì tôi đang còn 14.600 ngày. Nếu tôi đang 40 tuổi thì tôi còn 10.950 ngày và nếu tôi đang 50 tuổi thì tôi đang còn 7.300 ngày mà thôi. Và nếu tôi đang tuổi 60 thì tôi chỉ còn có 3.650 ngày, mà mỗi ngày thì bài toán trừ của thời gian lại trừ và không cần biết bạn có đồng ý hay không nó vẫn trừ, trừ hàng ngày – trừ đều đặn cuộc sống của mỗi người.

Đó là đối với những người thời gian còn nhân nhượng, thời gian còn cho phép. Tuy nhiên cũng có những người thời gian không trừ từng ngày mà có bao nhiêu trừ hết một lần luôn. Giả sử người 40 tuổi còn 10.950 ngày nhưng thời gian ghét quá trừ một lần hết luôn. Mà khi trừ một lần hết rồi thì chúng ta, người thân của chúng ta có trở tay kịp không? Đa số câu trả lời là : “Không”. Quý cô bác, anh chị và các bạn nghĩ gì về điều này? Mời Quý cô bác, anh chị và các bạn xem qua một đoạn Video dưới sẽ thấy. Hãy nhấn vào > (play) để xem.



Do đó, không biết lúc nào cái phép tính trừ thời gian nó đến. Ấy vậy mà có nhiều người nghĩ rằng “Thời gian còn dài… cứ tập trung vào kiếm tiền (làm giàu) trước đã, mai mốt có thật nhiều tiền rồi về thăm cha mẹ, quan tâm đến anh em và làm điều có ích cho xã hội vẫn chưa muộn – cứ từ từ... Họ nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian. Nhưng cái bài toán trừ thời gian không biết nó đến lúc nào và khi nó đến thì rất bất ngờ không ai có thể lường trước được.
Bên cạnh bài toán trừ là bài toán chia cũng rất nhiều người không muốn, không ai thích bài toán chia.
Nhưng hôm nay tôi đăng bài viết này không ngoài mục đích giới thiệu đến Quý cô bác, anh chị và các bạn ý nghĩa của Bài toán chia rất hữu ích trong cuộc sống.
Bây giờ tôi xin hỏi Quý cô bác, anh chị và các bạn một câu nhé. Quý cô bác, anh chị và các bạn có sẵn lòng chia khoản thu nhập của bạn ra làm 10 phần không?
Có lẽ Quý cô bác, anh chị và các bạn sẽ thắc mắc và hỏi tôi rằng: "Chia để làm gì?"
Tôi nói Quý cô bác, anh chị và các bạn chia thu nhập mỗi tháng của mình ra làm 10 phần, tức mỗi phần là 10% thu nhập của bạn mỗi tháng, tôi sẽ dùng 10% đó để làm từ thiện cho một gia đình hiện đang bị rơi vào cảnh cơ nhỡ họ cần số tiền đó để họ vượt qua cơn túng thiếu. Quý cô bác, anh chị và các bạn có sẵn lòng không?

Tôi biết, trước câu hỏi như thế Quý cô bác, anh chị và các bạn sẽ phải phân vân. Bởi vì nếu Quý cô bác, anh chị và các bạn trả lời "Không" thì Quý cô bác, anh chị và các bạn sợ tôi đánh giá là người không có tình người, người gì mà chẳng có chút tính nhân ái nào cả... Và ngược lại nếu Quý cô bác, anh chị và các bạn nói "Ừ được" thì lại sợ mình quyết định vội vàng quá, lỡ tôi làm từ thiện không đúng người thì uổng tiền...
Thựựực ra tôi nói Quý cô bác, anh chị và các bạn chia 10% thu nhập ra không phải để giúp từ thiện cho ai hết, mà là giúp cho chính người thân của Quý cô bác, anh chị và các bạn. Để dành 10% thu nhập đó cho chính gia đình Quý cô bác, anh chị và các bạn. Đó chính là giải pháp bảo vệ tài chính hữu hiệu nhất.

Quý cô bác, anh chị và các bạn để dành ra 10% thu nhập hàng tháng để gửi vào công ty Bảo hiểm nhân thọ, nếu có chuyện rủi ro xảy ra thì ngay lập tức 10% thu nhập đó sẽ được NHÂN LÊN GẤP NGÀN LẦN. Và đó chính là ý nghĩa của bài toán chia trong cuộc sống.
Quý cô bác, anh chị và các bạn chia thu nhập ra làm 10 phần, để dành khoản tiền nhỏ mua một hợp đồng Bảo hiểm, để phòng khi chẳng may bài toán trừ của thời gian có bất ngờ xảy đến. Nếu nó xảy đến thì bài toán chia 10% của Quý cô bác, anh chị và các bạn ngay lập tức trở thành bài toán nhân và nhân lên gấp trăm lần chính là số tiền mà công ty Bảo hiểm đền bù. Lúc ấy bài toán chia sẽ trở thành bài toán nhân ngay lập tức.

Vì thế tôi lại phải nhấn mạnh thêm một lần nữa là KHÔNG BIẾT LÚC NÀO CÁI PHÉP TÍNH TRỪ THỜI GIAN NÓ ĐẾN. Ấy vậy mà có nhiều người nghĩ rằng “Thời gian còn dài…Thậm chí có một Khách hàng tiềm năng của tôi còn nói: "Cần gì phải lo lắng, tháng sau, năm sau tôi mua Bảo hiểm vẫn chưa muộn. Họ nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian. Nhưng họ không nghĩ được rằng con cái của họ, người thân của họ sẽ sống ra sao nếu họ không còn thời gian để kiếm tiền về cho gia đình.

Bài toán trừ thời gian không biết trước được nó sẽ đến lúc nào và khi nó đến thì rất bất ngờ không ai có thể lường trước và trở tay kịp nếu không có sự chuẩn bị trước một nguồn tài chính đảm bảo sự sống cho gia đình ngay từ hôm nay.

Quý cô bác, anh chị và các bạn nghĩ gì về điều này?
Phải chăng Quý cô bác, anh chị và các bạn đang muốn tham gia cho mình một hợp đồng gửi tiền tiết kiệm vào công ty Bảo hiểm, thực hiện "bài toán chia" mà tôi vừa giới thiệu ở trên?

Và sau đây là 2 câu chuyện ngắn, xin mời Qúy cô bác, anh chi và các bạn tham khao:

Câu chuyện 1 =>
http://www.goctamhon.com/2010/01/cau-chuyen-truoc-phong-kham.html

Câu chuyện 2 =>
http://tuoitre.vn/The-gioi/112312/Tuyet-but-cua-nguoi-con-hieu-thao.html



Nếu có thời gian, xin Quý cô bác, anh chị và các bạn hãy đọc tiếp những bài viết sau đây của tôi để hiểu thêm về lợi ích của Bảo Hiểm Nhân Thọ và tham gia cho mình cũng như người thân trong gia đình mình một Hợp đồng Bảo hiểm để đảm bảo tương lai trước những sóng gió của cuộc đời
.Mời Quý cô bác, anh chị và các bạn hãy click vào những đường link dưới đây để đọc tiếp.

Bài viết 1 =>
http://lovebusmrbaohiem.blogspot.com/2009/09/mr-bao-hiem-gioi-thieu-ve-loi-ich-cua.html

Bài viết 2 =>
http://lovebusmrbaohiem.blogspot.com/2009/02/con-uong-hoc-van-va-tuong-lai-rong-mo.html

Bài viết 3 =>
http://lovebusmrbaohiem.blogspot.com/2009/02/su-lua-chon-cho-tuong-lai.html

Bài viết 4 =>
http://lovebusmrbaohiem.blogspot.com/2009/02/kinh-thua-quy-khach-truoc-tien-toi-xin.html

Bài viết 5 =>
http://lovebusmrbaohiem.blogspot.com/2010/07/noi-lo-khong-cua-rieng-ai.html

Có thể đã có nhiều người đã tiếp cận Quý cô bác, anh chị và các bạn và gia đình để tư vấn một giải pháp tài chính thông qua các chương trình bảo hiểm nhân thọ. Tôi viết thêm những dòng này cũng với mong muốn được đề cập đến vấn đề mà đa số mọi người đều quan tâm đó là: "Giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu chi tiêu và thu nhập của bản thân, gia đình để đảm bảo cho các kế hoạch thiết thực trong cuộc sống".

Tôi hiểu rằng, đối với Quý cô bác, anh chị và các bạn thời gian là vàng bạc. Do đó, tôi vô cùng tri ân nếu như Quý cô bác, anh chị và các bạn cho phép tôi được bày tỏ nguyện vọng tha thiết của mình là được đến thăm và giới thiệu với gia đình về lợi ích của BHNT, đồng thời giúp tư vấn Miễn Phí cho Quý cô bác, anh chị và các bạn một giải pháp bảo vệ tài chính hữu hiệu nhất thông qua chương trình BHNT của Prudential. Đặc biệt là không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập hiện tại của gia đình mà vẫn bảo đảm một nguồn tài chính để phòng khi chẳng may có những điều không mong đợi xảy ra trong cuộc sống.

Để biết thêm chi tiết và được tư vấn MIỄN PHÍ hoặc đăng ký tham gia, xin Quý cô bác, anh chị và các bạn vui lòng liên hệ ĐTDĐ số: 0915167788
Email:
mrbaohiem@yahoo.com.vn

Trân trọng kính chào.




NGUYỄN VĂN AN
(Chuyên viên tư vấn)

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.
Trụ sở chính : Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Qụân 1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel : 08. 3 9513 077 ( Ext: 6317 )
Fax : 08. 3 9513 074
Cellphone : 0915167788
E-mail :
mrbaohiem@yahoo.com.vn
Website :
http://www.prudential.com.vn/
My blog :
http://lovebusmrbaohiem.blogspot.com/